Tuy rượu vang có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên thưởng thức thức uống hảo hạng này. Cùng Gofood tìm hiểu xem ai không nên uống rượu vang cũng như những thời điểm không nên uống trong bài viết này bạn nhé!
Rượu vang có tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu của người bị bệnh đái tháo đường. Đặc biệt, nếu uống lúc đói thì lượng đường trong máu có nguy cơ giảm đáng kể. Do đó bệnh nhân có thể bị hạ đường huyết nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tình trạng hôn mê tiểu đường.
Uống rượu vang dễ gây khởi phát cơn hen ở người bị bệnh hen phế quản. Thức uống này chứa Sulfite và Histamine, đây là nguyên nhân hàng đầu làm xuất hiện những triệu chứng hen. Vì vậy, bệnh nhân hen phế quản thuộc nhóm đối tượng những ai không nên uống rượu vang.
Theo kết quả nhiều nghiên cứu cho rằng, những người xuất hiện triệu chứng hen có nguyên nhân đến 40% gây ra bởi rượu vang. Chưa kể, rượu vang đỏ có khả năng gây khởi phát nhanh những biến chứng của bệnh hen phế quản, thường chỉ trong 1 giờ đồng hồ.
Những người đang uống thuốc an thần hoặc thuốc giảm đau, kháng sinh thì tốt nhất không nên uống rượu vang nếu không muốn gặp nhiều rủi ro.
Thuốc an thần và thuốc giảm đau thuộc chất gây trầm cảm, làm chậm hoạt động của não. Tương tự như vậy, rượu vang cũng làm chậm hoạt động của não. Trung tâm Kiểm soát & Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, rượu góp phần gây ra 18% số ca cấp cứu và 22% số ca tử vong liên quan tới thuốc giảm đau nhóm Opioid.
Với những loại thuốc giảm đau thông thường như Ibuprofen, Acetaminophen… bạn cũng không nên uống rượu vang trước hoặc sau khi uống thuốc. Vì rượu khi tương tác với ibuprofen và các NSAID khác có khả năng làm chảy máu dạ dày. Còn khi tương tác với acetaminophen thì rượu có nguy cơ làm tổn thương gan nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, nếu bạn đang uống thuốc kháng sinh thì cũng không nên uống rượu vang. Thức uống này có thể làm thuốc kháng sinh không còn phát huy tác dụng nữa.
Disulfiram là thuốc điều trị chứng nghiện rượu mạn tính. Khi bạn uống Disulfiram mà uống thêm rượu vang thì sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ gây hại cho cơ thể. Điển hình có thể kể đến là đau đầu, nôn mửa, suy nhược, rối loạn nhịp tim và nhịp thở…
Rượu vang có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản ở cả nam và nữ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, phụ nữ uống ít nhất 2 ly rượu vang mỗi ngày có nguy cơ vô sinh cao hơn phụ nữ uống ít rượu vang. Đặc biệt, nếu đang có dự định mang thai thì bạn không nên đụng đến dù chỉ 1 giọt rượu vang nhé.
Thức uống này còn có khả năng làm giảm chất lượng tinh dịch ở nam giới. Nam giới uống nhiều rượu vang có thể làm tinh trùng di chuyển yếu và không bơi…
Độ ẩm thấp và không khí lưu thông trong cabin máy bay làm cơ thể mất nước nhanh hơn khi ở đất liền. Do đó, nếu uống rượu vang là chất lợi tiểu khi đang trên máy bay thì cơ thể sẽ mất nước nhanh hơn nữa vì làm tăng lượng chất lỏng thải ra ngoài.
Rượu làm bạn tỉnh dậy sớm hơn thông thường do chúng ngăn chặn giấc ngủ REM phục hồi cũng như làm gián đoạn nhịp sinh học cơ thể. Bên cạnh đó, vì là chất lợi tiểu nên nếu uống chúng trước khi ngủ sẽ làm bạn thường xuyên tỉnh giấc nửa đêm để đi vệ sinh.
Không phải ngẫu nhiên mà có quy định “Đã uống rượu bia thì không lái xe”. Rượu vang không chỉ làm chậm thời gian phản ứng mà còn giảm kỹ năng phối hợp và tập trung. Bên cạnh đó, thức uống này còn giảm thị lực và giảm khả năng phán đoán rõ rệt… Vì vậy, uống rượu vang khiến bạn lái xe mất an toàn hơn.
Gofood hy vọng, qua bài viết trên, bạn đã trả lời được câu hỏi “Ai không nên uống rượu vang?” Rượu vang có nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng nên uống. Hãy luôn cân nhắc kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo lựa chọn an toàn cho bản thân.
Chi nhánh
Hà Nội
413 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
02466 863 864 - 0898 583 838
161 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
02466 532 236 - 0898 582 828
Số 96 Nguyễn Văn Lộc, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội
02466 701 686 - 0889 307 308
23 Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội
02466 579 969 – 0896 467 799
48 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội
02466 533 667 – 0899 466 966
205A Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội
02462 913 959 - 0898 597 966
CT1A-ĐN2, Hàm Nghi, Nam Từ Liêm, Hà Nội
02422 050 848 - 0898 572 788
221 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
02488 899 955 – 0899 592 889
124 Lò Đúc, Đống Mác, Hai Bà Trưng, Hà Nội
02488 899 688 – 0899 583 699
Số 10, dãy B1, Phố Nguyễn Cảnh Dị, KĐT Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
02488 899 983 – 0898 592 699
72 Tô Hiệu, Hà Đông, Hà Nội
0867 945 099
32 Thành Công, Ba Đình, Hà Nội
0867 991 066
123 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
0355 128 456
101 Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội
0961 684 696
Chi nhánh
Hồ Chí Minh
111 đường B Trưng Trắc, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP HCM
02822 455 533 - 0906 030 686
127B - A3 Lê Văn Duyệt, Phường 3, Bình Thạnh, TP HCM
02866 867 515 - 0896 573 788
48 đường 15, An Phú, Quận 2, TP HCM
02862 728 910 - 0898 516 816