Thớt gỗ Teak là loại thớt đang được ưa chuộng với chất lượng và tính thẩm mỹ cao. Thớt không chỉ được sử dụng trong việc bếp núc mà còn để trang trí, khiến không gian sống đặc biệt hơn.
Tuy nhiên, việc bảo quản thớt sai cách có thể khiến chiếc thớt của bạn bị tổn hại. Vì vậy, hãy tránh những sai lầm dưới đây để giữ cho tuổi thọ thớt được lâu nhất.
Việc băm hoặc chặt mạnh lên bề mặt thớt gỗ có thể khiến độ bền của thớt bị ảnh hưởng. Dù thớt gỗ Teak nổi tiếng với khả năng chống xước và chịu lực tốt nhưng nếu chịu tác động quá mạnh thớt cũng không thể duy trì được độ bền vốn có.
Không dùng thớt gỗ Teak để băm chặt quá mạnh để tránh gây nứt vỡ
Ngoài ra, quá mạnh tay cũng có thể làm các mặt rãnh xuất hiện trên bề mặt thớt dày và sâu hơn. Đây là nơi trú ngụ lý tưởng cho nấm mốc và các vi khuẩn có hại khác, gây ảnh hưởng đến sức khỏe xấu của bạn và gia đình. Do đó, đừng băm, chặt quá mạnh lên bề mặt thớt khi sử dụng!
>> THỚT GỖ TEAK: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TỪ A -> Z
Bảo quản thớt gỗ Teak tại nơi ẩm ướt là một điều tối kỵ nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm này lâu dài. Việc đặt thớt gỗ tại những nơi có độ ẩm cao sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng sinh sôi và bám trên bề mặt thớt. Do đó, sau khi sử dụng thớt, bạn hãy vệ sinh sạch sẽ sau đó lau khô bề mặt thớt bằng khăn sạch và bảo quản tại nơi khô ráo.
Cất giữ chiếc thớt Teak ở nơi thoáng mát và khô ráo, tránh ẩm ướt
>> THỚT GỖ TEAK - LỰA CHỌN THÔNG MINH CHO CĂN BẾP CỦA GIA ĐÌNH BẠN
Việc dùng máy rửa bát không còn là một điều hiếm lạ hiện tay. Tuy nhiên, bạn nên tránh việc rửa thớt bằng cách này vì nó không thể đảm bảo chất lượng vệ sinh. Khi dùng máy rửa bát, thớt Teak sẽ dễ bị trầy xước, tổn hại hơn. Ngoài ra, cách thức này cũng khó loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn bám trên bề mặt thớt.
Sau khi dùng thớt, cách vệ sinh lý tưởng nhất là dùng chanh hoặc muối sát khuẩn bề mặt thớt sau đó rửa sạch thớt với nước ấm. Cách vệ sinh này sẽ giảm thiểu khả năng sinh trưởng của vi khuẩn và nấm mốc, đảm bảo cho sức khỏe của bạn và gia đình.
Dùng chanh và muối để vệ sinh thớt gỗ Teak sạch khuẩn, không nên dùng máy rửa bát
Với tính thẩm mỹ cao thì thớt gỗ Teak cũng thường xuyên được sử dụng như một món đồ trang trí. Dùng thớt gỗ Teak decor cho căn nhà sẽ khiến không gian bếp tinh tế và có điểm nhấn hơn. Thớt gỗ Teak cũng có thể được dùng như một khay đựng món ăn, giúp món ăn bắt mắt và hấp dẫn hơn.
Tuy nhiên, dùng thớt gỗ Teak trang trí lại càng đòi hỏi bạn phải bảo quản thớt tốt hơn. Sai lầm mà nhiều người hay mắc phải khi vệ sinh thớt trang trí là dùng giẻ sắt để lau chùi thớt. Điều này có thể khiến bề mặt thớt bị hư hại, trầy xước và làm mất tính thẩm mỹ của thớt.
Để vừa đảm bảo tính vệ sinh và thẩm mỹ của thớt, bạn nên dùng một chiếc khăn mềm để lau thớt. Cùng với đó, bạn cũng cần thường xuyên giặt, rửa khăn để đảm bảo khăn không bị bám bẩn, khiến thớt không được vệ sinh sạch sẽ.
Vệ sinh thớt gỗ Teak trang trí với khăn mềm, không dùng giẻ sắt
Ngoài ra, để giữ màu sắc của thớt được tươi tắn nhất, bạn có thể lau dầu quanh bề mặt thớt rồi để ở nơi thoáng. Cách thức này sẽ giúp chiếc thớt gỗ Teak trang trí của bạn bền màu và liền sẹo nhanh hơn.
Trong quá trình sử dụng thớt gỗ Teak, bạn nên sắm cho mình hai chiếc để dùng riêng đồ sống và đồ chín. Không chỉ với riêng thớt mà mọi đồ dùng bếp núc đều không nên để chung hai loại thực phẩm như vậy.
Việc dùng chung thớt cho đồ sống và đồ chín có thể dẫn tới tình trạng truyền vi khuẩn chéo. Những vi khuẩn có hại trong thực phẩm trước chế biến dễ bám vào mặt thớt rồi xâm nhập vào thực phẩm chín. Điều này sẽ gây tổn hại lớn cho sức khỏe của gia đình bạn.
Sử dụng tách biệt chiếc thớt Teak cho nguyên liệu sống và món ăn chế biến chín
Cách bảo quản thớt là yếu tố quyết định tới tuổi thọ của thớt. Bảo quản thớt sai cách không chỉ ảnh hưởng tới độ bền của thớt mà còn tổn hại cho sức khỏe của bạn và gia đình.
Mong rằng bài viết đã giúp bạn nắm được những điều tối kỵ khi dùng thớt Teak và biết cách bảo quản thớt lâu nhất.
Sản phẩm liên quan
Chi nhánh
Hà Nội
413 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
02466 863 864 - 0898 583 838
161 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
02466 532 236 - 0898 582 828
Số 96 Nguyễn Văn Lộc, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội
02466 701 686 - 0889 307 308
23 Yên Lãng, Đống Đa, Hà Nội
02466 579 969 – 0896 467 799
48 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội
02466 533 667 – 0899 466 966
205A Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội
02462 913 959 - 0898 597 966
CT1A-ĐN2, Hàm Nghi, Nam Từ Liêm, Hà Nội
02422 050 848 - 0898 572 788
221 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
02488 899 955 – 0899 592 889
124 Lò Đúc, Đống Mác, Hai Bà Trưng, Hà Nội
02488 899 688 – 0899 583 699
Số 10, dãy B1, Phố Nguyễn Cảnh Dị, KĐT Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
02488 899 983 – 0898 592 699
72 Tô Hiệu, Hà Đông, Hà Nội
0867 945 099
32 Thành Công, Ba Đình, Hà Nội
0867 991 066
123 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
0355 128 456
101 Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội
0961 684 696
Chi nhánh
Hồ Chí Minh
111 đường B Trưng Trắc, Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP HCM
02822 455 533 - 0906 030 686
127B - A3 Lê Văn Duyệt, Phường 3, Bình Thạnh, TP HCM
02866 867 515 - 0896 573 788
48 đường 15, An Phú, Quận 2, TP HCM
02862 728 910 - 0898 516 816